Độ Tuổi Không Nên Sinh Con

Độ Tuổi Không Nên Sinh Con

“Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35?” là thắc mắc không quá hiếm gặp của một số chị em phụ nữ trên các forum hay các trang mạng xã hội hiện nay.

“Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35?” là thắc mắc không quá hiếm gặp của một số chị em phụ nữ trên các forum hay các trang mạng xã hội hiện nay.

Càng lớn tuổi, càng khó có thai

Việc mang thai muộn sẽ giảm dần khả năng thụ tinh tự nhiên. Số lượng trứng trong cơ thể giảm đáng kể theo tuổi và chất lượng của chúng cũng không còn tốt như trước, do đó, ngoài khó khăn trong việc thụ tinh còn có nguy cơ thai nhi mắc các vấn đề về sức khỏe hoặc sảy thai.

Chuyên gia sản khoa lý giải: Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35?

Việc phụ nữ sinh con ở độ tuổi ngoài 35 thường gặp phải nhiều rủi ro đối với sức khỏe của cả mẹ và em bé. Dưới đây là một số lý do giải thích tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35:

Như trên đã đề cập nguy cơ mắc các bệnh lý và vấn đề sức khỏe thai nhi như hội chứng Down và các khuyết tật bẩm sinh khác tăng lên khi phụ nữ mang thai sau tuổi 35. Một số nghiên cứu cũng cho thấy rủi ro thai chết lưu cũng tăng khi mẹ mang thai ở độ tuổi này.

Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe cũng lưu ý rằng việc sinh con ở độ tuổi ngoài 35 không phải trường hợp nào cũng gặp các vấn đề kể trên. Mỗi người có nền tảng sức khỏe riêng và các yếu tố riêng, do đó, việc quyết định nên hay không nên sinh con sau tuổi 35 cần dựa trên sự tư vấn của các chuyên gia y tế cùng sự cân nhắc kỹ lưỡng của người phụ nữ và gia đình.

Các bệnh lý thai kì phức tạp hơn

Ở độ tuổi 40, có nhiều khả năng gặp các vấn đề liên quan đến thai kỳ như tăng huyết áp và đái tháo đường thai kỳ. Các vấn đề về nhau thai và biến chứng sau khi sinh cũng có xu hướng gia tăng.

Nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân và thậm chí thai lưu là rất cao ở người phụ nữ có độ tuổi cao. Ngoài ra, tỷ lệ trẻ mới sinh bị các bệnh lý bẩm sinh như đái tháo đường loại 1 và tăng huyết áp cũng tăng lên.

Dù đàn ông có thể làm cha ở độ tuổi 60 hoặc 70, nhưng chất lượng của tinh trùng sẽ suy giảm rõ rệt theo tuổi, điều này có thể tăng nguy cơ thai nhi mắc các vấn đề về sức khỏe.

Mặc dù áp lực tài chính ở độ tuổi 40 không còn nặng nề như khi còn trẻ, nhưng về lâu dài, việc tích lũy đủ tài chính trước khi nghỉ hưu trở thành một vấn đề quan trọng, đặc biệt khi nuôi con.

Theo thống kê từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), hơn một nửa số phụ nữ trên 40 tuổi gặp khó khăn về việc sinh con.

Ở độ tuổi 40, khả năng mang thai trong một năm chỉ khoảng từ 40% đến 50% (trong khi ở giữa độ tuổi 30 là 75%). Nhưng đến khi 43 tuổi, khả năng mang thai chỉ còn 1 - 2%, tỷ lệ rất thấp.

Mặc dù khả năng mang thai giảm đi, tỷ lệ sảy thai lại tăng cao sau tuổi 40. Đặc biệt, ở tuổi 40, tỷ lệ sảy thai là 34% và khi đến tuổi 45, tỷ lệ này tăng lên đến 53%. Cùng với đó, nguy cơ các vấn đề kháng thể kết hợp với thai kỳ cũng tăng lên.

Mối lo ngại khác khi mang thai ở tuổi 40 là nguy cơ di truyền, ví dụ như hội chứng Down. Ở độ tuổi 40, tỷ lệ nguy cơ mắc bệnh này cho trẻ mới sinh là 1/100, nhưng đến tuổi 45, tỷ lệ này tăng lên đáng kể lên 1/30.

Vì vậy, việc thực hiện các kiểm tra sàng lọc để phát hiện các dị tật bẩm sinh như siêu âm, xét nghiệm DNA từ tế bào thai, chọc dịch ối hoặc thậm chí sinh thiết gai nên được xem xét cẩn thận.

Làm gì để chuẩn bị mang thai ở tuổi 40?

Đầu tiên, bạn cần thay đổi lối sống để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thụ thai. Hãy đảm bảo không có khói thuốc lá trong ngôi nhà của bạn và duy trì một cân nặng hợp lý. Hạn chế hoặc ngừng sử dụng cồn như rượu và bia.

Nếu bạn quan hệ tình dục 3 lần một tuần trong suốt 3 tháng liên tục mà vẫn không mang thai và không sử dụng biện pháp tránh thai nào, hãy nên thăm bác sĩ. Một số vấn đề về sức khỏe có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai ở độ tuổi này.

Trước khi quyết định mang thai, nếu bạn gặp các vấn đề sau, hãy đi thăm bác sĩ ngay:

Hãy nhớ rằng bạn không nên thăm bác sĩ một mình, mà nên cùng chồng bạn đi để cả hai được kiểm tra.

Bài viết phía trên đã giúp bạn trả lời được thắc mắc 40 tuổi có nên sinh con không? Dù có vẻ có nhiều khó khăn khi mang thai ở độ tuổi 40, nhưng bạn đừng quá lo lắng. Cần nhớ rằng vẫn có rất nhiều phụ nữ đã mang thai thành công ở độ tuổi này. Vì vậy, đừng bao giờ từ bỏ ước mơ làm mẹ ở độ tuổi này chỉ vì một chút khó khăn.

Những rủi ro khi mang thai muộn

Nguyên nhân hàng đầu của vô sinh ở phụ nữ

Nhiều tài liệu cho thấy rằng những thay đổi sinh học đầu tiên ở chức năng sinh sản của người phụ nữ đã xảy ra trước khi mãn kinh khá lâu, khoảng 15 năm và thay đổi rõ hơn khoảng 10 năm trước kỳ kinh cuối cùng.

Trên 90% phụ nữ có thể đã giảm khả năng sinh sản vào 5 năm cuối trước mãn kinh, khi chưa xuất hiện cơn bốc nóng hoặc vã mồ hôi về đêm và cả khi kinh nguyệt vẫn còn đều đặn.

Khả năng sinh sản của phụ nữ đã bắt đầu giảm ngay từ tuổi 27 và giảm nhanh sau tuổi 35. Theo Hội y học sinh sản Mỹ thì trên 90% phụ nữ dưới 30 vẫn sinh con nhưng chỉ còn 85% còn sinh con ở độ tuổi 30-34; 70% ở độ tuổi 35-39 và khoảng 35% ở độ tuổi 40-44.

Những phụ nữ đến độ tuổi 45 mà vẫn muốn có thai thì chỉ có 10% đạt được kết quả.

Những con số thống kê về sảy thai tăng theo tuổi tác cũng cho thấy một thực trạng ảm đạm hơn nữa, gần 15% phụ nữ bị sảy thai dưới 35 tuổi, tỷ lệ sảy tăng lên 20% ở độ tuổi 35-37; 25% ở độ tuổi 38-40 và 40% sau 40 tuổi. Vì tỷ lệ sảy cao ở những phụ nữ có tuổi cho nên số bị sảy từ 2 lần trở lên không phải là hiếm.

Tuy nhiên vẫn có những phương pháp để giúp đỡ phụ nữ đạt được nguyện vọng có thai nhưng cơ may có kết quả cũng giảm nhanh theo tuổi tác, ví dụ nhờ điều trị nên tỷ lệ có thai có thể tăng lên 20% đối với phụ nữ dưới 35 bị hiếm muộn không rõ nguyên nhân nhưng giảm đi còn 10% khi 35-40 tuổi hoặc thấp hơn nữa khi đã ngoài 40.

Những cặp vợ chồng muốn thụ thai trong ống nghiệm cũng vấp phải triển vọng xấu tương tự. Tỷ lệ trẻ đẻ ra sống nhờ thụ thai trong ống nghiệm là hơn 30% đối với phụ nữ dưới 30 nhưng đến tuổi 40 thì tỷ lệ thành công dưới 10%.

Cần biết rằng tuổi tác có tác động rất xấu đến khả năng sinh sản của phụ nữ; những phụ nữ hiếm muộn được điều trị đã sinh con vào độ tuổi 40 hay 50 và tưởng rằng đó là giới hạn tuổi để sinh đẻ nhưng không biết rằng nhiều người trong số họ đã may mắn nhờ có trứng của người khác (cho trứng).

Chính thầy thuốc cũng có nhiều người tin rằng khả năng sinh sản của phụ nữ chỉ bắt đầu giảm đi sau tuổi 40.

Chỉ khi nào phát triển được kỹ thuật chuyển nguyên liệu gien của một tế bào bình thường (ví dụ tế bào da) vào một trứng rỗng không mang nguyên liệu di truyền và trứng này có thể trưởng thành như một tế bào trứng bình thường và được tế bào tinh trùng thụ tinh thì khi đó mới có thể tạo ra thai nghén mang các yếu tố sinh học của người mẹ ở bất kỳ tuổi nào.

Còn bây giờ vẫn phải cần đến người cho trứng hoặc nuôi con nuôi khi điều kiện sinh học về sinh sản của người phụ nữ đã không còn thuận lợi.

Khả năng sinh sản và chất lượng con thay đổi theo tuổi mẹ

- Khó có thai: ngoài 35 chỉ còn 70% phụ nữ sinh đẻ vì sự thụ thai trở nên khó khăn hơn... Dù đã có nhiều liệu pháp hỗ trợ sinh sản nhưng tốn kém, phiền phức và khó thành công trên cơ thể phụ nữ ở độ tuổi này.

- Tăng khả năng sinh đôi: mặc dầu ở độ tuổi 30 phụ nữ kém mắn hơn nhưng lại tăng cơ may sinh 2 con.

- Tăng nguy cơ sảy thai: phụ nữ càng nhiều tuổi thì càng dễ sảy thai như trên đã nêu.

- Mẹ càng nhiều tuổi thì càng tăng nguy cơ con kém phát triển trí tuệ. Lí do là tuổi tác làm cho các thể nhiễm sắc ở trứng không tách biệt tốt, chúng dễ kết dính với nhau và khi tạo thành một tổ hợp nhiễm sắc thể nào đó thì có thể dẫn đến hội chứng Down và nhiều bệnh khác do có nhiễm sắc thể thừa.

Mẹ 25 tuổi tỷ lệ sinh con bị bệnh Down chỉ là 1/1250; 30 tuổi tỷ lệ con bị bệnh là 1/952, trên 35 tuổi tỷ lệ là 1/378, trên 40 tỷ lệ là 1/106, từ 45 tuổi trở lên tỷ lệ con bị Down là 1/30.

- Tăng biến chứng: những biến chứng tiềm ẩn ở phụ nữ nhiều tuổi mang thai hay sinh đẻ cao hơn phụ nữ trẻ, họ dễ bị cao huyết áp, tiểu đường, dễ có bệnh ở nhau thai (cơ quan cung cấp ôxy và nuôi dưỡng thai), dễ có biến chứng khi chuyển dạ và khi đẻ, kể cả dễ bị mổ lấy thai.

Nên ngừng sinh đẻ sau tuổi 30 nhưng cũng nên biết rằng ở bất kể tuổi nào mang thai và sinh đẻ cũng đều có thể gặp biến chứng.

Cuối cùng, tuổi của người bố có ảnh hưởng đến chất lượng con? Xưa kia, người ta tưởng rằng tuổi của người bố không ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng nhưng đã có nhiều nghiên cứu và thống kê học cho thấy rằng bố tuổi cao gây tăng tỷ lệ bị bệnh tâm thần phân liệt ở thế hệ con.

Hơn nữa, hiện tượng tắt dục ở nam theo tuổi tác là hiện tượng y học và đi kèm với khả năng sinh sản của nam giới cũng suy giảm do giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, nhất là với những nam giới không có lối sống lành mạnh (sử dụng nhiều rượu, thuốc lá, kém dinh dưỡng…).