Phố Đêm Kim Chi Ngọc Diệp

Phố Đêm Kim Chi Ngọc Diệp

Gần đây dân tình được một phen háo hức khi phần hậu truyện Diên Hi công lược: Kim chi ngọc diệp được công chiếu trên hệ thống Netflix vào ngày 31/12. Nữ chính của dự án bom tấn này là Vương Hạt Nhuận trong vai công chúa Chiêu Hoa - con gái của Lệnh Ý hoàng quý phi (Ngô Cẩn Ngôn). Điều thú vị là trước khi đến với hình tượng Chiêu Hoa mạnh mẽ và bướng bỉnh, nữ diễn viên đã có một vai diễn công chúa khác ở Phù Dao hoàng hậu khá thành công. Điểm chung của hai nàng công chúa này chính là “đừng thấy chị đẹp rồi tưởng chị hiền, chị đây không dễ bắt nạt”

Gần đây dân tình được một phen háo hức khi phần hậu truyện Diên Hi công lược: Kim chi ngọc diệp được công chiếu trên hệ thống Netflix vào ngày 31/12. Nữ chính của dự án bom tấn này là Vương Hạt Nhuận trong vai công chúa Chiêu Hoa - con gái của Lệnh Ý hoàng quý phi (Ngô Cẩn Ngôn). Điều thú vị là trước khi đến với hình tượng Chiêu Hoa mạnh mẽ và bướng bỉnh, nữ diễn viên đã có một vai diễn công chúa khác ở Phù Dao hoàng hậu khá thành công. Điểm chung của hai nàng công chúa này chính là “đừng thấy chị đẹp rồi tưởng chị hiền, chị đây không dễ bắt nạt”

Cành vàng lá ngọc có thật là vàng?

Trước đây, dư luận băn khoăn về loại cành vàng lá ngọc có thân và cành bằng gỗ thếp vàng. Và đã từng có người đặt câu hỏi với các nhà quản lý văn hóa và cổ vật về tính chân thực.

Trong sử sách, tuy không cụ thể nhưng ít nhiều cũng đã có ghi nhận về sự có mặt của loại hình cành vàng lá ngọc kiểu này. Năm 1837, gặp dịp Đại khánh, vua cùng các hoàng tử công, hoàng tử, hoàng tử thân công, văn võ bách quan đến cung Từ Thọ dâng lễ phẩm chúc mừng, trong đó có: “…Ít đôi chậu cảnh cành vàng lá ngọc; 1 cái chậu bạc trổ hoa, khảm hạt ngũ sắc thành chữ “Thiên hạ thái bình”; 1 đôi bình hoa to bằng đồ sứ nước Tây vẽ toàn hoa vàng và 100 bộ áo gấm, đoạn, sa lĩnh các màu”.

Gần đây, khi tiến hành dịch nghĩa và chú thích cho 191 bài thơ trên điện Thái Hòa, TS Nguyễn Phước Hải Trung phát hiện thêm một cứ liệu đáng tin cậy để bổ sung cho thực tế chất liệu của hiện vật cành vàng lá ngọc. Đó là một bài thơ bằng chữ Hán viết trên nền pháp lam tại mái trước ngoại thất điện Thái Hòa.

“Lục diệp cửu vô suy/ Bạch hoa xán tứ thì/ Phương tùng huyền xích quả/ Hắc thụ quải kim y” - Nghĩa là: Lá xanh mãi không héo/ Hoa trắng rực bốn mùa/ Khóm cây thơm lơ lửng quả đỏ/ Thân cây đen lại khoác áo vàng.

Sở dĩ TS Nguyễn Phước Hải Trung cho bài thơ trên là cứ liệu tin cậy vì các lý do, như: Viết trên nền pháp lam, bài thơ cũng được in trong “Ngự chế thi sơ tập” (quyển 5, tờ 7b) của vua Minh Mạng. “Căn cứ vào nội dung bài thơ của vua Minh Mạng ở trên thì đối tượng miêu tả trong bài thơ này chính là hiện vật cành vàng lá ngọc cây mai trắng được trưng bày ở Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế”, ông Trung cho biết.

Đồng thời, bài thơ trên được đặt trong một tổng thể với các bài có tính chất vịnh vật. Bên cạnh cành vàng lá ngọc, có một số bài thơ vịnh hoặc đề cập đến các loại đồ dùng trong cung như bình hoa, cái quạt, cái lồng ấp, tấm rèm, cây bút, mũ miện, cái sênh tiền, lá cờ…

Hơn nữa, người xưa thường miêu tả các sự vật, hiện tượng với cái nhìn trực quan, thấy và miêu tả sự vật, qua đó gửi gắm tình cảm. Do vậy, sự miêu tả mang tính định danh của vật nói đến được xem như là một yêu cầu. Đặc biệt, câu cuối phản ánh một độ chính xác có tính định danh sự vật rất cao: Thân cây đen lại khoác áo vàng (Hắc thụ quải kim y).

Theo ông Trung, câu thơ lột tả bản chất kỹ thuật của quá trình sơn thếp cành vàng. Theo công nghệ sơn thếp truyền thống, sau khi cốt của vật (ở đây là thân và cành) đã hoàn tất. Người ta dùng tạp chất gồm sơn ta trộn với đất phù sa để “hom” và “bó” lên rồi mài đi, tùy theo yêu cầu mà dao động từ 5 - 7 lớp “hom bó” và mài như thế.

Sau lớp mài cuối cùng, lại dùng sơn ta phết lên, đợi ráo thì thếp vàng quỳ. Đất phù sa trộn với sơn ta sẽ cho một tạp chất có màu đen, càng để lâu càng đen. Bởi vậy, “thân cây đen lại khoác áo vàng” cũng là hệ quả của quy trình kỹ thuật này.

“Việc có thêm một loại tài liệu đáng quan tâm như thế đã góp phần làm rõ thêm về thực tế của các loại cành vàng lá ngọc đang được bảo quản, trưng bày ở các di tích Huế và Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế”, ông Trung khẳng định.

Vứt bỏ con cái nhưng lại mưu cầu quyền kiểm soát

Thời thơ ấu thiếu vắng hình ảnh của bố mẹ đã là một vết thương lớn trong lòng không ít thiếu gia, tiểu thư. Đau đớn hơn là khi trưởng thành, bố mẹ họ lại quay sang tỏ vẻ quan tâm bằng cách tự cho mình cái quyền định đoạt hạnh phúc của những đứa trẻ mà mình chỉ nhọc công sinh ra nhưng lại thiếu công nuôi dưỡng.

Đầu năm 2019, dư luận Trung Quốc xôn xao về chuyện tình trắc trở của nữ tiếp viên hàng không xinh đẹp Phó Oanh và một phú nhị đại tên là Tiểu Long (tên nhân vật đã được thay đổi). Tiểu Long là con trai độc nhất của một gia đình giàu có, tài sản lên đến vài trăm triệu NDT. Sau 4 năm yêu nhau, cả 2 quyết định bàn đến chuyện cưới xin. Lúc này, bố mẹ Tiểu Long mới lên tiếng phản đối.

Ban đầu, bố mẹ Tiểu Long nghĩ con trai chỉ đơn giản là cặp kè với một mỹ nữ chân dài, mối quan hệ đó sẽ giúp con trai có thêm trải nghiệm mới trong đời. Thế nhưng, họ không thể ngờ rằng Tiểu Long lại thật sự muốn kết hôn với cô gái này.

Và đương nhiên, cuộc hôn nhân đó đã bị phản đối kịch liệt. Dù Tiểu Long là con trai cưng, ngày trước muốn gì được nấy, nhưng bây giờ đến chuyện đại sự lại không thể tự quyết định được. Một khi bố mẹ bảo là không muốn thì anh chàng cũng không thể làm gì khác.

Trong suy nghĩ của bố mẹ Tiểu Long, mỹ nữ chân dài chỉ là kiểu người "đào mỏ", lợi dụng con trai mình để bòn rút tài sản gia đình. Họ muốn Tiểu Long phải kết hôn với những cô gái môn đăng hộ đối, có thể giúp sự nghiệp kinh doanh của gia đình phát triển hơn nữa. Từ đây có thể thấy được, trong mắt những gia đình giàu có, chuyện tình cảm thật lòng của con cái không quan trọng bằng "bộ mặt" của gia đình, bằng sĩ diện của bố mẹ.

Hôn lễ thế kỷ của một cặp đôi phú nhị đại từng khiến dư luận xôn xao cuối năm 2017.

Về phần Phó Oanh, cô cũng biết bạn trai đã cố gắng hết sức. Chính vì vậy cô đã chủ động đưa ra đề nghị: Tổ chức hôn lễ nhưng không đăng ký kết hôn, có như vậy thì cô sẽ không liên quan đến vấn đề tài sản của gia đình Tiểu Long. Lúc này bố mẹ Tiểu Long mới miễn cưỡng đồng ý.

Trường hợp có thể kết hôn với người ngoài giới như Tiểu Long thật sự hiếm có. Hôn nhân trong giới siêu giàu với nhiều người chỉ là một cuộc giao dịch, sử dụng quyền lực và tiền tài của gia đình thông gia để làm bàn đạp phát triển cơ ngơi của gia đình mình. Do đó, không ít tỷ phú sẵn sàng ép con cái phải kết hôn với những đối tượng mà họ đã chọn trước.

Nếu vị phú nhị đại đó có tính cách nhẹ nhàng, vâng lời bố mẹ thì chắc chắn sẽ diễn ra một hôn lễ thế kỷ thu hút sự quan tâm đặc biệt từ công chúng. Không thể phủ nhận nhiều cặp đôi có thể phát triển tình cảm sau khi kết hôn nhưng cũng có những trường hợp hôn nhân không tình yêu trở thành bi kịch gia đình, kéo theo sự khổ sở của các thế hệ sau này.

Nhiều thiếu gia, tiểu thư cố chấp, quyết chống đối cuộc "hôn nhân chính trị" đến cùng. Quan hệ giữa họ và bố mẹ vốn đã không khăng khít nay lại càng gay gắt hơn. Số phận của những phú nhị đại không khác những con cờ trong tay bố mẹ đại gia.

Nhiều người tự nhủ: Nếu không sinh ra trong gia đình quyền quý, có lẽ bản thân đã vui vẻ hơn nhiều. Ít nhất cũng có được hạnh phúc đơn sơ là được quây quần bên bố mẹ trong mỗi bữa cơm hay được tự do lựa chọn bạn đời.

Dù ít nhưng vẫn tồn tại bộ phận phú nhị đại "biết thân biết phận", chủ động cân nhắc đặt lợi ích của gia đình lên trên, chính điều đó đã khiến họ rơi vào bế tắc trên con đường đi kiếm hạnh phúc lứa đôi.

Tống Phức Lị là ái nữ duy nhất của ông Tống Khánh Hậu, người sáng lập thương hiệu đồ uống lớn nhất Trung Quốc. Năm 2015, Tống Phức Lị xếp thứ 3 trong danh sách những người giàu nhất châu Á. Đến năm 2020, cô tiếp tục được vinh danh là 1 trong 30 nữ doanh nhân có sức ảnh hưởng nhất Trung Quốc.

Năng lực được xã hội công nhận nhưng con đường tình duyên của Tống Phức Lị khá trắc trở khi vẫn chưa lấy chồng dù đã gần tứ tuần. Nói trắc trở đã là nói giảm nói tránh, thực chất cô chưa từng trải qua mối tình nào.

Tỷ phú Tống Khánh Hậu từng tuyên bố ông không có bất kỳ yêu cầu khắt khe nào với con rể, mà chính Tống Phức Lị đã quyết tâm dành mọi tâm huyết cho sự nghiệp, không suy nghĩ về yêu đương.

Với áp lực phải chứng minh năng lực của người thừa kế duy nhất của tập đoàn đồ uống lớn nhất Trung Quốc, Tống Phức Lị đã đặt sự nghiệp và lợi ích của gia đình lên trên hạnh phúc cá nhân. Có lẽ cô đã từ chối nhiều chàng trai khi cho rằng họ không phù hợp với quan điểm sống và công việc của mình.

Qua những câu chuyện trên, chúng ta có thể nhìn thấy đằng sau những bức ảnh lung linh, những buổi tiệc hoành tráng hay khối tài sản kếch xù là những khoảng không trống vắng trong tâm hồn của phú nhị đại. Tất cả những hình ảnh ấy đều chỉ để tô điểm cho chiếc mặt nạ cho cuộc đời bế tắc, những phú nhị đại có thể sống giữa đống tiền nhưng không có quyền kiểm soát, quyết định đời mình sẽ đi đâu về đâu.

Trong khi nhiều người thường mơ được sinh trưởng trong gia đình quyền quý, trải nghiệm cuộc sống nhung lụa xa hoa thì có không ít cậu ấm cô chiêu muốn "tung cánh" bay khỏi chiếc lồng son mang tên "phú nhị đại". Phải chăng đó là một trong những điều khó hiểu nhất trên đời, người ở ngoài thì muốn bước vào, còn người ở trong lại muốn thoát ra?

Tuy nhiên, cành vàng lá ngọc có phải bằng vàng bằng ngọc thật hay không – lại là một câu chuyện đầy bí ẩn.

Bảo vật “kim chi ngọc diệp” có phần thân được làm bằng gỗ thếp vàng, hoa làm bằng thủy tinh đá trắng, lá bằng ngọc màu xanh nhạt, chưng trong chậu pháp lam. Xung quanh gốc mai có thêm các loại thảo mộc khác gồm lan, cúc và trúc tạo thành bộ tứ quý.

Hoa mai luôn là một đề tài quen thuộc của các loại hình nghệ thuật từ xưa. Đó không chỉ một loại hoa biểu tượng cái đẹp, mà còn của sự tốt lành và bao điều ước vọng.

Với triều Nguyễn ở Huế, hoa mai là biểu tượng mùa xuân, là hình ảnh buổi bình minh của triều đại, của dòng họ, của cảnh thái bình thịnh trị. Vì thế, hình ảnh hoa mai xuất hiện rất nhiều trên các đền đài, cung điện và cổ vật xứ Huế. Đặc biệt được biểu hiện qua hiện vật “kim chi ngọc diệp”.

“Kim chi ngọc diệp” là tên gọi một loại hình cổ vật đặc biệt của nhà Nguyễn. Các loại cây, hoa nhân tạo được làm từ vật liệu quý hiếm như vàng ngọc để sử dụng vào mục đích trang trí.

Đây là một dạng cổ vật hiện diện rất nhiều trong các cung điện, lăng tẩm vua chúa ở Kinh đô Huế. Các tác phẩm này là vật minh chứng cho cuộc sống vương giả trong hoàng tộc nhà Nguyễn. Những người có điều kiện để sắm sửa và thưởng ngoạn là quan lại, vua chúa, hoàng tộc... Vì thế, rất ít người được nhìn tận mắt những báu vật này.

TS Nguyễn Phước Hải Trung - Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế - cho biết, ông từng được TS Nguyễn Văn Cường mời vào tham quan kho “bảo mật” của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Tại đây, ông đã mục sở thị hiện vật cành vàng lá ngọc.

Tuy nhiên theo ông Trung, có lẽ sau nhiều phen lưu chuyển, tất cả các lá ngọc, hoa ngọc đều bị bóc khỏi thân cành, nên chỉ có thể hình dung từ thân cành ấy để có thể suy luận kiểu dáng. “Thú thực, nó không mấy đẹp. Vì rằng gò từ vàng lá nên cành vàng lá ngọc thiếu hẳn phần hồn cốt tự nhiên.

Có lẽ, vì khó tạo hình hình dáng tự nhiên của cây mai từ chất liệu vàng lá qua kỹ thuật cuộn ống và gò dũa, nên cành vàng lá ngọc bằng chất liệu đúng như tên gọi được chế tác không nhiều. Bởi vậy, chỉ thấy ở kho “bảo mật” có 1 hiện vật loại này”, TS Nguyễn Phước Hải Trung cho hay.

Ngược lại, cành vàng lá ngọc ở Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế được chế tác từ gỗ, kết hợp kỹ thuật sơn mài, điêu khắc đá nên hồn cốt rất sinh động, hài hòa. Trên thực tế, dư luận xã hội trước đây rất quan tâm đến bản chất của loại hình cổ vật này, nhưng vẫn chưa có cách đánh giá và nhận thức thật sự đầy đủ.

Chậu mai trắng - kim chi ngọc diệp.

Thực tế cho thấy, tất cả những câu chuyện liên quan đến loại hình cổ vật “kim chi ngọc diệp” bằng vàng thật đã không còn ở Huế. Do vậy, chúng ta chỉ có cơ hội để biết và cùng nhận thức về một loại cành vàng lá ngọc có niên đại muộn của hệ thống các cổ vật “kim chi ngọc diệp” vốn tồn tại với sinh hoạt của Hoàng cung Huế xưa.

TS NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG (Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế)

Theo TS Nguyễn Phước Hải Trung, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế trưng bày 4 hiện vật cành vàng lá ngọc có thân và cành bằng gỗ, thếp vàng, lá ngọc, gắn trong chậu pháp lam. Trong đó có 2 chậu lan, 1 chậu mai trắng, 1 chậu mai đỏ và 1 chậu lựu.

Chậu hoa lan có hình thức đồng dạng, thân bằng gỗ thếp vàng, hoa bằng đá thạch anh màu tím nhạt, lá bằng đá màu xanh nhạt, có nhụy là các hạt nhỏ màu vàng gắn vào nhau bằng các sợi kim loại. Toàn bộ được đặt trong chậu hình chữ nhật, vát 4 góc, thành chậu chạm nổi các chi tiết hoa lá, có 4 chân quỳ.

Chậu đào lựu có thân bằng gỗ thếp vàng, hoa đỏ, lá màu xanh nhạt. Xung quanh gốc có các loài lựu, trúc, nấm linh chi và cũng có 2 giả sơn màu xanh phối xung quanh. Toàn bộ được đặt trong chậu bằng pháp lam, hình chữ nhật vát 4 góc, trang trí hoa lá rơi, chữ thọ bằng men ngũ sắc, chậu có 4 chân hình kỷ.

Chậu mai, thân bằng gỗ thếp vàng, hoa bằng đá trắng, lá màu xanh nhạt. Xung quanh gốc mai có các loài lan, cúc, trúc bằng đá để làm nên motif về tứ quý mai - lan - cúc - trúc, nhưng chủ thể thẩm mỹ vẫn là cây mai.

Mai, lan, trúc, cúc là một biểu tượng quen thuộc của thẩm mỹ phương Đông. Mai (họ mơ, đào) nở vào mùa đông và xuân, chịu đựng lạnh lẽo. Lan kiều diễm mảnh mai, hương thơm thâm trầm. Trúc ngay thẳng, tiết tháo. Cúc trải sương giá mà chẳng héo hon, có ý chí thách đố thiên nhiên. Bởi vậy, người xưa lấy đó làm biểu tượng, đặt tên cho bốn loại này là “Tứ quân tử”.

Ngoài ra, còn có 2 giả sơn nhỏ phối bên cạnh. Toàn bộ được đặt trong chậu bằng pháp lam, hình chữ nhật vát 4 góc, trang trí hoa lá rơi, chữ thọ bằng men ngũ sắc, chậu có 4 chân hình kỷ. Hiện vật mô tả cây mai trắng này là hoàn chỉnh và đẹp nhất trong hệ thống cành vàng lá ngọc hiện đang lưu giữ ở Huế.

Ở lăng Tự Đức, tại nội thất điện Hòa Khiêm từ xưa đến nay có trưng bày 8 chậu cành vàng lá ngọc với nhiều kiểu dáng khác nhau, miêu tả các loài như cúc, đào, mai, lựu... Tuy nhiên, các chậu này đều bị hư hỏng nặng, bị biến dạng nhiều, các phần hoa, lá trên cành vàng đã bị rụng và mất rất nhiều.

Ở lăng Thiệu Trị, hiện còn và chuyển về bảo quản tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế 10 chậu cành vàng lá ngọc. Diễn biến về thực trạng cũng tương tự như các chậu ở lăng Tự Đức. Tuy nhiên, cả 10 chậu này đều được làm bằng pháp lam, rất tinh xảo.