Ngày nọ, một giáo dân trình bày với tôi hoàn cảnh của chị: Khi mới sang Đức tị nạn, sau khi đã có giấy tờ hợp pháp và bắt đầu đi làm, chị cũng như mọi người đều đóng thuế thu nhập và phải khai tôn giáo.
Ngày nọ, một giáo dân trình bày với tôi hoàn cảnh của chị: Khi mới sang Đức tị nạn, sau khi đã có giấy tờ hợp pháp và bắt đầu đi làm, chị cũng như mọi người đều đóng thuế thu nhập và phải khai tôn giáo.
Thật vậy, Kirchensteuer hay “thuế nhà thờ” là một vấn đề căng thẳng “trăm năm trong cõi” Giáo hội và Nhà nước, dù thể chế cộng hòa đã khẳng định sự tách biệt giữa tôn giáo và trần thế. Đức là một trong những nước còn duy trì thuế nhà thờ, dù số người giữ đạo của cả hai Giáo hội lớn là Tin Lành Luther và Công giáo La Mã đã giảm sút rất nhiều.
Bao lâu một công dân còn công khai tuyên xưng mình là tín hữu, thì nhân viên sở thuế cứ theo quy định mà thu tiền. Số tiền này sẽ được sử dụng theo các mục đích đã được thống nhất giữa nhà nước và các giáo hội, như phí hành chánh, lương cho các nhân viên mục vụ (trừ các linh mục vì hưởng lương nhà nước), xây dựng cơ sở, giáo dục, y tế và bác ái…
Tính cùng với khoản thu thường niên toàn quốc chừng 6 tỉ euro đối với Giáo hội Công giáo và 5,5 tỉ euro với Giáo hội Tin Lành thì con số này quả thật không nhiều. Trong khi các khoản chi cho nhân viên giáo xứ từ ông từ nhà thờ, người chăm lo mục vụ giáo lý, người đánh đàn… đã chiếm gần một nửa.
Số tín hữu ít thì tiền thu thuế nhà thờ sẽ giảm đi. Tuy nhiên với người Đức, một xu cũng là tiền và phải làm tới cùng cho ra lẽ! Vì đây là khoản thuế tự nguyện nên người tín hữu có quyền… không đóng thuế bằng cách ra khỏi Giáo hội và theo đó, các quyền được chăm sóc mục vụ cũng bị từ chối. Và cũng bởi bản tính tự trọng, ai đã công khai bước ra rồi thì không len lén quay lại.
Đối với một “nhân viên mục vụ” như tôi, vốn đến từ một nước nơi mà các tổ chức tôn giáo vận hành bằng cúng dường, bỏ tiền thau hay xin lễ, thì việc đóng thuế và “on/off ” trong đức tin bằng giấy tờ và tiền bạc là một điều mới lạ và… khó nghĩ.
Chợt nhớ ngày xưa Đức Giêsu cũng đã từng bảo Phêrô cạy miệng cá lấy tiền đóng thuế, nhưng bây giờ đành chịu vì làm gì có cá ngậm tiền như thời Đấng Mêsia. Dầu vậy, Đức Giêsu đã không ít lần phải đối diện với mối nan giải giữa tiền thuế và những giá trị Tin Mừng.
Đầu tiên hãy nói về tuổi tác và kinh nghiệm học cờ. Xét về tuổi tác, Hồ Vinh Hoa sinh năm 1945 đương nhiên là lớn tuổi nhất. Liễu Đại Hoa sinh năm 1950 đứng thứ hai, Lí Lai Quần sinh năm 1959 đứng thứ ba còn Lữ Khâm sinh năm 1962 sẽ là em út. Cụ thể hơn, Hồ Vinh Hoa cùng Liễu Đại Hoa là những người sinh ra cùng thời đại trước, trong khi đó Lí Lai Quần cùng thời với Lữ Khâm sau này.
Mặc dù gặp bất lợi về tuổi tác nhất, nhưng Hồ Vinh Hoa vẫn đủ sức kiềm chế các vị kỳ vương mới trong thời đại này cho thấy được thời kỳ đỉnh cao của Hồ Vinh Hoa rất lâu, trình độ và tài năng của ông rất cao! Liễu Đại Hoa vô địch quốc gia vào năm 1980, phá vỡ được sự thống trị của Hồ Vinh Hoa.
Tiếp đó vào năm 1981, ông lại tiếp tục vô địch toàn quốc đồng thời cũng hai lần giành chức vô địch Ngũ Dương Bôi – giải đấu tượng kỳ quán quân toàn quốc. Tuy nhiên, với sự vươn lên mạnh mẽ của bộ đôi Lý Lai Quần và Lữ Khâm, Liễu Đại Hoa đã không còn giành thêm được chức quán quân nào nữa, điều này chứng tỏ kỳ lực của Liễu đại sư đã bị hai hậu bối vượt qua.
Liễu Đại Hoa thất thế hơn Lý Lai Quần và Lữ Khâm vào những năm 1980 một phần là dựa vào kinh nghiệm chơi cờ của ông khi không được bất cứ danh sư nổi tiếng nào chỉ dẫn, chủ yếu tự học là chính. Không được chỉ dẫn bởi các danh sư, Liễu Đại Hoa phải tự học hỏi, tốn nhiều thời gian và đường vòng hơn so với Lý Lai Quần và Lữ Khâm vốn được các cao thủ hàng đẩu chỉ điểm. Lữ Khâm và Lý Lai Quần đã giành chức vô địch quốc gia khi mới đôi mươi, trong khi Liễu Đại Hoa phải tới năm ba mươi tuổi mới đăng quang, khoảng cách là khá rõ ràng.
Trong Tứ Thiên Vương, cả Hồ Vinh Hoa, Lý Lai Quần và Lữ Khâm đều không chỉ được một người thầy giỏi dạy dỗ mà còn được rất nhiều ân sư chỉ bảo, Liễu Đại Hoa yếu hơn ba người bọn là một chút là chuyện thường tình nếu như chúng ta có tìm hiểu sâu hơn về cuộc đời ông.
Ngoài ra, Hồ Vinh Hoa là người Thượng Hải, Lữ Khâm là người Quảng Đông, đều là những trung tâm kinh tế lớn nhất nước. Vào thời điểm đó, ở những trung tâm kinh tế lớn thì bầu không khí cũng như trình độ chơi cờ phát triển hơn các vùng còn lại là điều hiển nhiên. Về điểm này, Liễu Đại Hoa cũng thiệt hơn bọn họ.
Xét về thành tích, rõ ràng Hồ Vinh Hoa và Lữ Khâm có thành tích tốt nhất. Hồ Vinh Hoa đã giành được kỉ lục 14 chức vô địch quốc gia cùng với 6 chức vô địch cúp Ngũ Dương. Lữ Khâm giành được 5 chức vô địch quốc gia và 11 chức vô địch Ngũ Dương. Đó điều là những chiếc cúp danh giá nhất trong làng cờ.
Ngoài ra, Lữ Khâm còn từng rất nhiều lần đứng á quân các giải đấu đó, 5 lần vô địch thế giới, điều mà cả ba người còn lại chưa ai từng làm được! Lý Lai Quần dù từ giã nghiệp cờ rất sớm cũng đã từng 4 lần vô địch quốc gia, 1 lần vô địch cúp Ngũ Dương. Nếu xét về thành tích thì Lữ Khâm thật sự rất đáng sợ khi giành được gần như mọi danh hiệu cao quý nhất mà một kỳ thủ có thể đạt được! Xếp theo sau sẽ là Hồ Vinh Hoa, Liễu Đại Hoa và Lý Lai Quần tạm gọi là ngang nhau nhưng khoảng cách giữa họ với Hồ và Lữ là rất hiển nhiên.
Về so sánh xếp hạng, Lữ Khâm đã 25 năm liên tiếp không rời khỏi top 3 toàn quốc, 7 năm liền đứng đầu bảng xếp hạng. Hồ Vinh Hoa nếu xếp hạng từ năm 1960 thì thời gian trị vì sẽ không hề thua kém Lữ Khâm, còn nếu xếp hạng từ năm 1982 thì Hồ đại sư cũng sẽ 9 năm liên tiếp dẫn đầu bảng anh hùng.
Với elo từng đạt đến mức kỉ lục 2690, gần vượt cột mốc 2700, tổng quang Hồ Vinh Hoa vượt trội hơn cả Lữ Khâm. Về điểm này, Liễu Đại Hoa cùng Lý Lai Quần rõ ràng kém xa, hai người bọn họ đều khó để duy trì điểm số trong tốp 3 chứ chưa nói việc dẫn đầu bảng xếp hạng. Khi nói đến việc huấn luyện, đào tạo nhân tài, thành tích của Tứ Thiên Vương cũng có sự khác biệt.
Nhìn chung, ở khía cạnh này thì Hồ Vinh Hoa và Liễu Đại Hoa nổi bật hơn hai người còn lại. Hồ Vinh Hoa đã huấn luyện hai nhà vô địch quốc gia nam là Tạ Tịnh và Tôn Dũng Chinh, cùng với các đại kiện tướng nam như Vạn Xuân Lâm. Về nữ kỳ thủ, Hồ Vinh Hoa đã đào tạo đại sư Đan Hà Lệ, một nhà vô địch quốc gia nhiều năm. Có thể nói, về cả vai trò kỳ thủ lẫn huấn luyện viên, Hồ Vinh Hoa đều rất thành công rực rỡ.
Thành tích huấn luyện của Liễu Đại Hoa cũng rất đáng chú ý, ông đã huấn luyện hai nhà vô địch quốc gia nam là Hồng Trí và Uông Dương, mặc dù có người nói Hồng Trí là học trò của Đào Hán Minh nhưng ít nhất thì Hồng Trí cũng đã từng học cùng Liễu Đại Hoa trong vài năm nên có thể coi như là đệ tử. Ngoài ra, Liễu Đại Hoa còn huấn luyện đại sư Đảng Phỉ cùng với nữ đại sư Tả Văn Tĩnh, những kỳ thủ nổi tiếng khắp thế giới.
Bắt đầu từ năm 1993, Lý Lai Quần chọn con đường kinh doanh, vì vậy không còn thời gian để rảnh rỗi để đào tạo các tài năng trẻ, xếp vào phương diện này thì Lý Lai Quần kém nhất trong bọn họ. Mặc dù Lữ Khâm là một tài năng kiệt xuất với thành tích lẫy lừng nhưng ở phương diện đào tạo thế hệ trẻ thì dường như Lữ đại sư chưa đủ tập trung, điều này gián tiếp dẫn tới sự sa sút của đội tuyển Quảng Đông vốn rất hùng mạnh.
Cho đến ngày nay, ngoài việc bồi dưỡng hai vị nữ đại sư từng vô địch quốc gia là Trần Hạnh Lâm và Trần Lệ Thuần, Lữ Khâm chưa bao giờ đạt được thành tựu lớn trong việc đào tạo các đại sư nam. Điều này dẫn đến việc đội tuyển Quảng Đông hùng mạnh từng phải mời Kỳ Vương Trịnh Duy Đồng ở Tứ Xuyên về góp sức tại giải đồng đội khi mà nhân lực không còn ai để trông cậy. Từ cái nhìn toàn diện, về bồi dưỡng nhân tài Hồ Vinh Hoa lại dẫn đầu tiếp theo sau sẽ là Liễu Đại Hoa, Lữ Khâm cùng Lý Lai Quần.