Hậu Quả Áp Lực Học Hành Của Học Sinh

Hậu Quả Áp Lực Học Hành Của Học Sinh

Áp lực học tập chính là nguyên nhân hàng đầu gây stress, trầm cảm và rất nhiều vấn đề tâm lý khác cho học sinh, sinh viên hiện nay. Nguy hiểm hơn, tìn trạng này còn gây ra nhiều hậu quả và hệ luỵ nghiêm trọng không thể lường trước.

Áp lực học tập chính là nguyên nhân hàng đầu gây stress, trầm cảm và rất nhiều vấn đề tâm lý khác cho học sinh, sinh viên hiện nay. Nguy hiểm hơn, tìn trạng này còn gây ra nhiều hậu quả và hệ luỵ nghiêm trọng không thể lường trước.

Hậu quả tiềm ẩn từ áp lực học tập

Áp lực học tập có thể gây ra rất nhiều hệ lụy nguy hiểm về cả mặt tinh thần và thể chất cho học sinh sinh viên. Thậm chí có thể liên quan đến cả tính mạng, đặc biệt ở những trẻ có tâm lý yếu.

Cơ thể mỗi ngày cần phải ngủ ít nhất từ 7- 8 tiếng mỗi ngày, trong đó nên bắt đầu từ 10 giờ để các cơ quan trong cơ thể có thời gian phục hồi năng lượng sau một ngày làm việc, học tập mệt mỏi. N

ếu bạn không đi ngủ vào thời điểm này sẽ khiến các cơ quan này trở nên thiếu sức sống vào ngày hôm sau, không có cơ hội phát huy hết chức năng. Việc thiếu ngủ trong thời điểm này sẽ da dẻ sạm đen, người tích tụ nhiều độc tố.

Việc trẻ mất ngủ thường xuyên, ngủ không đủ không chỉ làm suy giảm hệ miễn dịch, giảm sức khỏe, hay mắc bệnh vặt mà còn ảnh hưởng đến trí nhớ.

Trẻ có xu hướng học tập và tiếp thu bài chậm hơn, thường trong tình trạng lơ đãng. Cơ thể cũng trở nên thiếu sức sống, chậm chạp khi tham gia các hoạt động thể chất nếu thiếu ngủ trong thời gian dài.

Các nghiên cứu còn cho thấy, áp lực học tập làm mất ngủ còn làm tăng nguy cơ béo phì, các vấn đề về tim mạch, huyết áp, thậm chí là tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Rất nhiều vấn đề nguy hiểm do sức khỏe có thể xuất hiện do liên quan đến các áp lực từ học tập mà phụ huynh không thể lường trước được.

Xây dựng sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè

Học sinh nên tìm đến gia đình, bạn bè hoặc giáo viên để chia sẻ về những khó khăn, lo lắng trong học tập. Đôi khi, chỉ cần trò chuyện và nhận lời khuyên từ những người thân yêu có thể giúp giảm căng thẳng đáng kể.

Học cùng bạn bè có thể tạo không khí học tập tích cực và giúp giải đáp những thắc mắc nhanh hơn. Hỗ trợ lẫn nhau sẽ giúp học sinh giảm cảm giác bị cô đơn trong học tập.

Trẻ cần xác định mục tiêu học tập phù hợp với năng lực bản thân, tránh đặt ra những tiêu chuẩn quá cao và không thực tế. Thay vì cố gắng đạt điểm số cao nhất mọi lúc, hãy tập trung vào việc học để hiểu rõ kiến thức.

Sai lầm là một phần của quá trình học tập. Trẻ cần học cách chấp nhận thất bại và xem nó như một cơ hội để cải thiện và học hỏi thay vì quá căng thẳng về việc không đạt được kỳ vọng.

Áp lực học tập làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề về tâm lý

Đây là một trong những hệ lụy cực kỳ nguy hiểm mà phụ huynh không nên chủ quan. Việc học tập áp lực, thiếu ngủ khiến bé bị stress học đường, tâm trí lúc nào cũng “căng như dây đàn” do không được ngủ đủ. Những căng thẳng này nếu không sớm được giải tỏa thì sẽ rất dễ dẫn tới trầm cảm hay rối loạn lo âu hoặc rất nhiều các vấn đề tâm lý khác.

Theo thống kê của tổ chức UNICEF, năm 2018 có 8%-29% học sinh mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Trong đó có đến 2,3% trẻ vị thành niên tự tử và 10%-15% học sinh có ý định tự tử đều có liên quan đến những áp lực trong học tập.

Các dấu hiệu trầm cảm thường khá rõ ràng nhưng không ít phụ huynh chỉ cho rằng con đang mệt mỏi hay giả vờ dẫn đến tình trạng của con ngày càng tệ hơn. Có những trẻ phải điều trị hơn 1 năm làm bỏ lỡ việc học tập cùng rất nhiều dự định dang dở.

Một số trẻ không nghĩ đến việc tự tử thì có xu hướng tự làm đau bản thân để giải tỏa cảm xúc, chẳng hạn như rạch tay, hay đập đầu vào tường. Đặc biệt việc áp lực học tập quá lớn còn có thể gia tăng nguy cơ đột quỵ.

Xem thêm: [THVL1] Trầm cảm vì áp lực học tập – Học sinh trường chuyên chia sẻ cách vượt qua

Vượt qua áp lực học tập đòi hỏi học sinh cần có sự hỗ trợ từ gia đình, nhà trường và bản thân. Dưới đây là các phương pháp giúp giảm thiểu và vượt qua áp lực học tập:

Lập kế hoạch, lịch trình rõ ràng cho việc học và nghỉ ngơi giúp trẻ quản lý thời gian hiệu quả, tránh tình trạng quá tải hoặc học quá sức. Lên danh sách các nhiệm vụ cần hoàn thành theo thứ tự ưu tiên và chia nhỏ chúng thành từng phần để dễ dàng xử lý.

Hãy dành thời gian nghỉ ngơi giữa các khoảng học tập. Nên có khoảng thời gian thư giãn để giúp tinh thần thoải mái hơn, giúp tập trung tốt hơn trong giờ học.

Học sinh nên tìm hiểu các phương pháp học tập phù hợp với mình như ghi chú, sử dụng sơ đồ tư duy, học nhóm, hay tìm tài liệu bổ sung. Những kỹ năng học tập tốt sẽ giúp việc tiếp thu kiến thức trở nên dễ dàng hơn và giảm căng thẳng.

Thay vì nhồi nhét kiến thức trước kỳ thi, hãy dành thời gian ôn tập mỗi ngày một chút. Điều này sẽ giảm bớt áp lực thi cử và giúp học sinh nhớ lâu hơn.

Dấu hiệu trẻ đang bị áp lực học tập

Khi chịu áp lực học tập, trẻ thường biểu hiện qua nhiều yếu tố như thể chất, tâm lý và hành vi. Dưới đây là các dấu hiệu phổ biến khi trẻ bị áp lực học tập:

Học tập quá nhiều làm mất đi tuổi thơ của trẻ nhỏ

Trẻ con ngày xưa bên cạnh việc học tập vẫn có thời gian vui chơi cùng bạn bè, tận hưởng tuổi thơ mà một đứa trẻ đáng ra phải có. Tuy nhiên, sự phát triển của xã hội, và áp lực học tập từ cha mẹ khiến trẻ chỉ quanh quẩn trong trường, trong lớp học thêm và nhà riêng.

Phụ huynh luôn mong muốn con mình là thiên tài nhưng vô hình điều này là con bị trưởng thành, già dặn hơn tuổi, mất đi các trải nghiệm tuổi thơ quý báu. Đặc biệt là những đứa trẻ ở thành phố sẽ ít cơ cơ hội được lớn lên một cách hồn nhiên hơn là những đứa trẻ ở vùng quê.

Mỗi trẻ có một xu hướng tính cách khác nhau. Khi bị cha mẹ luôn bắt ép học tập, phải được điểm cao, một số trẻ sẽ cố gắng học tập để cha mẹ hài lòng nhưng một số trẻ lại ngược lại.

Khi những cố gắng của bản thân vẫn mãi không được cha mẹ công nhận, trẻ sẽ cho rằng mình là kẻ thất bại, và trở nên chán nản việc học. Một số phụ huynh có thể dùng bạo lực hay các hình phạt để phạt con nhưng cũng vô ích.

Thực tế cho thấy không ít trẻ sa vào các con đường bạo lực, nghiện game, sử dụng các chất kích thích, bia rượu hay rất nhiều tệ nạn do bởi áp lực học tập.

Thông qua những chất độc hại này, trẻ giải tỏa được những căng thẳng lo lắng của bản thân và khiến trẻ cảm thấy hạnh phúc, dễ chịu hơn. Gia đình khi phát hiện ra cũng đã quá muộn khiến nhiều trẻ lầm đường lạc lối.

Thậm chí nhiều trẻ có những tư tưởng thù hằn, muốn trả thù  vì cho rằng bản thân cảm thấy mệt mỏi như thế vì cha mẹ. Rất nhiều câu chuyện đáng buồn đã xảy ra đòi hỏi mỗi gia đình cần có biện pháp khắc phục sớm để để phòng những hệ lụy xấu xí này.

Dấu hiệu về các mối quan hệ xã hội

Nếu phát hiện những dấu hiệu này, việc hỗ trợ kịp thời và tìm cách giảm bớt áp lực học tập cho trẻ là rất quan trọng. Đặc biệt, cha mẹ và giáo viên cần lắng nghe, hiểu rõ nguyên nhân và tạo môi trường học tập tích cực để giúp trẻ cân bằng giữa việc học và cuộc sống.

Giữ sức khỏe thể chất và tinh thần

Giấc ngủ đủ và chất lượng rất quan trọng để duy trì sự tập trung và trí nhớ. Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng và làm suy giảm hiệu suất học tập.

Tập thể dục giúp giải tỏa căng thẳng, cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần. Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, yoga có thể giúp trẻ thư giãn sau những giờ học căng thẳng.

Ăn uống đủ chất và cân đối giúp cung cấp năng lượng cho não bộ, từ đó tăng cường khả năng tập trung và học tập.