Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Thế Chiến II kết thúc cũng là lúc chấm dứt sự cai trị của Đế quốc Nhật Bản. Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai vùng chiếm đóng bởi quân đội Liên Xô và Hoa Kỳ. Năm 1948, hai quốc gia có chủ quyền được hình thành ở hai vùng này là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (còn gọi là Triều Tiên, Bắc Triều Tiên hoặc Bắc Hàn) và Đại Hàn Dân Quốc (còn gọi là Hàn Quốc, Đại Hàn, Nam Hàn hoặc Nam Triều Tiên). Trong một đề nghị bị hầu hết người dân trên bán đảo phản đối, Hoa Kỳ và Liên Xô đồng ý tạm thời chiếm đóng bán đảo này như một ủy thác với các khu vực kiểm soát phân giới dọc theo vĩ tuyến 38. Mục đích của việc ủy thác này là thiết lập một chính phủ lâm thời Triều Tiên mà sẽ trở thành "tự do và độc lập theo tiến trình phù hợp". Mặc dù cuộc bầu cử đã được dự kiến, hai siêu cường ủng hộ các nhà lãnh đạo khác nhau và hai nước trên thực tế đã được thành lập, mỗi nước tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ bán đảo.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Thế Chiến II kết thúc cũng là lúc chấm dứt sự cai trị của Đế quốc Nhật Bản. Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai vùng chiếm đóng bởi quân đội Liên Xô và Hoa Kỳ. Năm 1948, hai quốc gia có chủ quyền được hình thành ở hai vùng này là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (còn gọi là Triều Tiên, Bắc Triều Tiên hoặc Bắc Hàn) và Đại Hàn Dân Quốc (còn gọi là Hàn Quốc, Đại Hàn, Nam Hàn hoặc Nam Triều Tiên). Trong một đề nghị bị hầu hết người dân trên bán đảo phản đối, Hoa Kỳ và Liên Xô đồng ý tạm thời chiếm đóng bán đảo này như một ủy thác với các khu vực kiểm soát phân giới dọc theo vĩ tuyến 38. Mục đích của việc ủy thác này là thiết lập một chính phủ lâm thời Triều Tiên mà sẽ trở thành "tự do và độc lập theo tiến trình phù hợp". Mặc dù cuộc bầu cử đã được dự kiến, hai siêu cường ủng hộ các nhà lãnh đạo khác nhau và hai nước trên thực tế đã được thành lập, mỗi nước tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ bán đảo.
Với việc Hội đồng Ủy ban Phối hợp không đạt được tiến triển, Hoa Kỳ đưa vấn đề này tới Liên Hợp Quốc vào tháng 9 năm 1947. Liên Xô phản đối sự can thiệp của Liên Hợp Quốc. Vào thời điểm đó, Hoa Kỳ có ảnh hưởng lớn hơn đối với Liên Hợp Quốc so với Liên Xô.[32] Liên Hợp Quốc đưa ra giải pháp vào ngày 14 tháng 11 năm 1947, tuyên bố rằng những cuộc bầu cử tự do nên được tổ chức, quân đội nước ngoài nên rút lui, và một ủy ban của Liên Hợp Quốc tại Triều Tiên, Ủy ban Liên Hợp Quốc Tạm thời tại Triều Tiên (UNTCOK) nên được thành lập. Liên Xô tẩy chay việc bầu cử và không xem xét đây là một giải pháp, cho rằng Liên Hợp Quốc sẽ không đảm bảo được những cuộc bầu cử công bằng. Vì Liên Xô không hợp tác, họ quyết định chỉ tổ chức bầu cử dưới sự giám sát của Liên Hợp Quốc tại phía nam.[33][34] Một số đại biểu UNTCOK cảm thấy điều kiện tại phía nam thuận lợi một cách không công bằng cho những ứng cử viên cánh hữu, nhưng ý kiến này đã bị bác bỏ.[35]
Quyết định tiến hành các cuộc bầu cử riêng rẽ đã không được nhiều người Triều Tiên ưa chuộng, họ đã nhìn nhận nó như một khởi đầu đầu cho sự chia cắt đất nước. Các cuộc đình công phản đối quyết định bắt đầu vào tháng 2 năm 1948.[20] Vào tháng 4, người dân đảo Jeju khởi nghĩa chống lại sự phân chia đang nổ ra tại đất nước. Quân đội Nam Triều Tiên được gửi đến để dập tắt cuộc nổi loạn. Theo ước tính hàng chục nghìn người dân trên đảo đã bị giết, 70% số làng bị đốt bởi quân đội Nam Triều Tiên.[36] Cuộc nổi dậy đã bùng lên trở lại với sự nổ ra của Chiến tranh Triều Tiên.[37]
Vào tháng 4 năm 1948, một hội nghị của các tổ chức từ miền nam và miền bắc gặp nhau tại Bình Nhưỡng, nhưng hội nghị này không đưa ra được kết quả nào. Những nhà chính trị gia miền nam Kim Koo và Kim Kyu-sik tham dự hội nghị và tẩy chay các cuộc bầu cử tại miền nam, cũng giống như các chính trị gia và các đảng khác.[38][39] Kim Koo bị ám sát vào năm tiếp theo.[40]
Vào ngày 10 tháng năm 1948, miền Nam tổ chức một cuộc bầu cử. Vào ngày 15 tháng 8, "Đại Hàn Dân Quốc" chính thức tiếp nhận quyền lực từ quân đội Hoa Kỳ, với Syngman Rhee là tổng thống đầu tiên. Tại miền Bắc, "Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên" được thành lập vào ngày 9 tháng 9, với Kim Nhật Thành làm thủ tướng.
Ngày 12 tháng 12 năm 1948, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc chấp nhận báo cáo của UNTCOK và tuyên bố Cộng hòa Hàn Quốc là "chính phủ hợp pháp duy nhất tại Triều Tiên".[41]
Sự chia cắt của Triều Tiên sau hơn một thiên niên kỷ thống nhất, được xem là tình trạng đang tranh cãi và tạm thời bởi cả hai chính quyền. Từ năm 1948 cho tới đầu cuộc nội chiến ngày 25 tháng 6 năm 1950, lực lượng vũ trang của mỗi bên tham gia vào một loạt các xung đột đẫm máu dọc theo biên giới. Năm 1950, những xung đột này leo thang đột ngột khi lực lượng CHDCND Triều Tiên xâm lược Hàn Quốc, gây ra chiến tranh Triều Tiên. Liên Hợp Quốc đã can thiệp để bảo vệ miền Nam, gửi đến một lực lượng do Hoa Kỳ lãnh đạo. Khi đã chiếm được miền nam, CHDCND Triều Tiên đã cố gắng thống nhất Hàn Quốc dưới chế độ của nó, bắt đầu quốc hữu hóa công nghiệp, cải cách ruộng đất, và khôi phục các Ủy ban nhân dân.[42]
Mặc dù sự can thiệp của Liên Hợp Quốc đã được hiểu là để khôi phục lại biên giới tại vĩ tuyến 38, Syngman Rhee lập luận rằng cuộc tấn công của miền Bắc đã xóa bỏ ranh giới. Tướng tự Tổng tư lệnh quân đội Liên Hợp Quốc, Đại tướng Hoa Kỳ Douglas MacArthur tuyên bố ông muốn thống nhất đất nước Triều Tiên, chứ không chỉ là đẩy lui các lực lượng Triều Tiên về phía bên kia biên giới.[43] Tuy nhiên, miền Bắc đã chiếm được 90% miền Nam cho tới khi một cuộc phản công do Hoa Kỳ lãnh đạo diễn ra. Khi lực lượng Triều Tiên bị đuổi khỏi miền Nam, lực lượng Nam Triều Tiên đã vượt qua vĩ tuyến 38 vào ngày 1 tháng 10, và quân của Hoa Kỳ - Liên Hợp Quốc tiến đến sau đó một tuần. Điều này bất chấp những cảnh báo từ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa rằng họ sẽ can thiệp nếu quân đội Mỹ vượt qua ranh giới song song - vĩ tuyến 38.[44] Khi đã chiếm được miền Bắc, Hàn Quốc cố gắng thống nhất đất nước dưới chế độ của họ, với Cảnh sát quốc gia Hàn Quốc thực thi việc tuyên truyền chính trị.[45] Khi lực lượng Hoa Kỳ tiến tới phía bắc, Trung Quốc đã phát động một cuộc phản công và đẩy họ trở lại miền Nam.
Năm 1951, khi tiền tuyến ổn định gần vĩ tuyến 38, và cả hai bên bắt đầu xem xét về một cuộc đình chiến. Tuy nhiên, Rhee đã yêu cầu chiến tranh tiếp tục cho đến khi Triều Tiên được thống nhất dưới sự lãnh đạo của ông.[46] Phía Cộng sản đã ủng hộ một đường biên giới dựa trên vĩ tuyến 38, nhưng Liên Hợp Quốc ủng hộ một đường biên giới dựa trên lãnh thổ của mỗi bên, có sức thuyết phục hơn, và đường biên giới này đã chiếm ưu thế.[47] Thỏa thuận Đình chiến của Triều Tiên đã được ký sau ba năm chiến tranh. Hai bên đã đồng ý tạo ra một vùng đệm rộng bốn km giữa hai quốc gia, được biết đến là Khu phi quân sự Triều Tiên (DMZ). Biên giới mới này phản ánh lãnh thổ của mỗi bên khi chiến tranh kết thúc, vượt qua đường vĩ tuyến 38 theo đường chéo. Rhee từ chối chấp nhận đình chiến và tiếp tục thúc giục việc thống nhất đất nước bằng vũ lực.[48]
Mặc dù cả hai bên đã nỗ lực để thống nhất đất nước, cuộc chiến đã kéo dài sự phân chia Triều Tiên và dẫn tới một liên minh vĩnh viễn giữa Hàn Quốc và Hoa Kỳ, và một lực lượng thường trực của quân đội Hoa Kỳ ở miền Nam.[49]
Như đã được ấn định bởi các điều khoản của Thỏa thuận Đình chiến, Hội nghị Geneva được tổ chức năm 1954 về vấn đề Triều Tiên. Mặc dù có nhiều nỗ lực của các quốc gia liên quan, hội nghị đã kết thúc mà không có được tuyên bố về một Triều Tiên thống nhất.
Thỏa thuận đã thành lập một Ủy ban Trung lập Giám sát Các quốc gia (NNSC) để giám sát Thỏa thuận Đình chiến. Kể từ năm 1953, các thành viên của Lực lượng Vũ trang Thụy Sĩ[50] và Thụy Điển[51] đã là thành viên của NNSC và có trụ sở gần DMZ.
Kể từ trận chiến, Triều Tiên vẫn bị chia cắt dọc theo DMZ. Cả hai miền Bắc và Nam vẫn ở trong tình trạng mâu thuẫn với những chế độ đối nghịch và cả hai đều tuyên bố mình là chính phủ hợp pháp của cả nước. Các cuộc đàm phán lẻ tẻ đã không đạt được tiến triển về việc thống nhất đất nước.[52]
Hàn Quốc đã giải quyết điều này bằng cách lập Vùng đô thị Seoul (Seoul Metropolitan Region) và Vùng đô thị Thủ đô (Capital Metropolitan Region), bao gồm một vùng rất rộng lớn chứa trong nó nhiều thành phố vệ tinh, hàng chục thị trấn nhỏ, vành đai xanh, trang trại hòa lẫn với nhau, được kết nối với Seoul bằng một hệ thống tàu điện ngầm và cao tốc. Bạn không nhất thiết cứ phải đổ xô đến Seoul sống mà hoàn toàn có những lựa chọn ổn áp không kém và muốn đi Seoul làm việc thì chỉ cần bắt một chuyến tàu mà thôi.